Mật ong không còn xa lạ gì với chúng ta nhưng để hiểu sâu về mật ong thì không phải ai cũng biết.Hãy cùng chúng tôi khám phá mọi thứ về mật ong bạn nhé!
Mật ong là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế biến cũng như làm đẹp cho phụ nữ, nhưng ít ai biết nó còn có tác dụng chữa bệnh cho con người mà không một loại thảo dược nào có thể thay thế được.
1. Mật ong là gì?
Mật ong là dung dịch lỏng màu vàng nâu được sản xuất bởi loài ong thợ. Ong thợ sản xuất ra mật ong phục vụ mục đích dự trữ thức ăn cho cả đàn ong vào mùa ít hoa, khan hiếm hoa (mùa đông).
Ong thợ hút mật hoa qua chiếc vòi dài của chúng và chứa vào dạ dày mật (khác với dạ dày thức ăn của nó) và tiết các enzyme để chuyển hóa mật hoa thành mật ong (enzyme này biến đổi thành phần hóa học của mật hoa và độ pH của nó để cho mật ong có thể bảo quản lâu dài).
Khi dạ dày mật đã đầy ong thợ về tổ và chuyển mật sang cho ong thợ khác qua miệng của chúng và tiếp tục quá trình chuyển hóa mật hoa sang mật ong (quá trình này thường kéo dài 30 phút đối với mỗi con ong thợ).
Việc chuyển tiếp mật tiếp tục diễn ra cho đến khi mật hoa chuyển hóa hoàn toàn thành mật ong và ong thợ cuối cùng sẽ nhả mật ong vào tổ.
Lúc này mật ong vẫn còn nước và khá dính, ong sẽ dùng cánh của nó “quạt” để làm bay hơi nước và khi mật ong đạt đến trạng thái bão hòa ong thợ sẽ “đóng nắp” tổ lại để đảm bảo mật được sạch sẽ.
Mỗi con ong để làm ra một thìa mật ong cần phải hút mật của khoảng 4.000 bông hoa
Vậy là chúng ta có thể hiểu mật ong là gì rồi phải không nào?
2. Ong mật

Ong mật vs ong khác
Có rất nhiều loài ong như: ong bắp cày, ong đất, ong vò vẽ, ong nghệ, ong mật…
Ong mật là loài ong làm mật nhiều hơn so với nhu cầu ăn của chúng, do đó con người có thể thu hoạch mật của nó mà không sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của loài ong này.
Ong mật sống thành đàn đông đúc lên đến hàng ngàn con (các loài ong khác cũng sống thành đàn nhưng số lượng ít hơn: vài chục, đến vài trăm con)
Ong mật có dáng mảnh dẻ, đầu và bụng thon gọn hơn, trên người và cánh ít lông hơn so với các loài ong khác.
Ong mật chỉ đốt được 1 lần và chết, các loài ong khác thì có thể đốt nhiều lần hơn.
a.Đặc điểm của bầy ong mật
Ong mật thuộc họ côn trùng sinh sống ở khắp mọi nơi trên thế giới, trừ Nam Cực, nó thuộc họ ong Apidae. Chúng sống thành từng bầy đàn và làm tổ dưới những thân, cành cây hay những hốc cây to.
Đàn ong mật gồm ong chúa, ong đực và ong thợ (ong cái – không có khả năng sinh sản). Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng, quan trọng nhất vẫn là ong chúa.
Kích thước của ong chúa từ 20 đến 25 mm, cánh ngắn và kim châm cũng ngắn, mỗi tổ chỉ có một ong chúa và có nhiệm vụ duy trì bầy đàn và điều tiết hoạt động của tổ.
Còn ong đực thân dài 15 – 17 mm, cánh lớn và không có ngòi châm. Ong đực chỉ có chức năng là giao phối với chúa tơ, sau đó ong đực có thể bị chết nếu được giao phối, hay do thiếu thức ăn hoặc bị ong thợ đuổi ra ngoài chết đói.
Ong thợ có số lượng đông nhất trong đàn và làm hết các công việc của tổ: bảo vệ tổ, lấy mật, làm tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng ong chúa.
Khi có một ấu trùng ong chúa nở thành ong chúa non, thì ong chúa này sẽ tách đàn để lập đàn ong mới của nó hoặc là bị giết chết bởi ong chúa hiện tại.
Tập tính của ong mật là sống thành bầy đàn, để cùng nhau sinh sản, bảo tồn và chống lại kẻ thù.
Ong thường tập trung ở những nơi có cây và hoa để chúng hút phấn cũng như mật hoa. Tầm bay và hoạt động của ong mật nằm trong bán kính từ 2-3 km.
Đến mùa đông, khi thời tiết lạnh dưới 10 độ C thì bầy ong sẽ chỉ ở trong tổ tránh rét, ăn lượng mật đã dự trữ từ mùa hè mà không cần ra ngoài đi kiếm thức ăn nữa.
b.Chu kỳ sống của ong mật kéo dài trong bao lâu?
So với các loài ong khác, thì Ong mật sống khá thọ. Với mỗi loại ong chúa, ong thợ hay ong đực lại có tuổi thọ khác nhau.
Có thể nói đến ong chúa có chu kỳ sống dài nhất trong những loài ong mật. Nó có thể kéo dài 4 – 6 năm, tuy nhiên sinh trưởng mạnh nhất chỉ vào năm thứ hai. Những năm sau đó, thường được thay ong chúa trẻ, khỏe để sinh sản, cho ra nhiều trứng và ấu trùng, đàn ong sẽ mạnh hơn. Với những năm đầu ong chúa sản sinh từ 400 – 600 trứng/đêm. Ở những năm tiếp theo có thể số lượng sẽ suy giảm.
Đối với ong đực tuổi thọ trung bình 3 – 6 tháng nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, mát mẻ và lượng thức ăn đầy đủ. Vì không có khả năng tự kiếm ăn, mà ăn do lượng thức ăn ong thợ kiếm được nên ong đực thường xuyên bị ong thợ đuổi ra khỏi tổ nếu tổ không đủ lượng thức ăn. Do vậy, ong đực hay bị chết đói, chết rét khi bị đuổi ra ngoài.
Ong thợ nếu sinh ra trong mùa xuân và mùa hè thì có thể sống từ 6 – 7 tuần. Cuộc sống của chúng rất bận rộn, với rất nhiều ấu trùng cần ăn, và nhiều tổ ong cần lấp đầy mật.
Ong thợ nếu sinh ra trong mùa thu thì sẽ không có việc để làm, chúng sẽ vây quanh ong chúa để giữ ấm, vượt qua mùa đông. Ong thợ này có thể sống từ 4-6 tháng.
c.Vũ điệu của loài ong mật
Vũ điệu loài ong hay điệu nhảy loài ong là để chỉ một điệu nhảy đặc biệt hình số 8 của ong mật. Những con ong mật sau tìm thấy nguồn thức ăn sẽ thực hiện vũ điệu này để chia sẻ thông tin cho các con ong khác.
Thông tin này bao gồm hướng bay và khoảng cách đến nguồn thức ăn, số lượng thức ăn (mật hoa, phấn hoa) hoặc nơi để làm tổ mới.
Một vũ điệu bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn lắc đuôi và giai đoạn quay lại.
Giai đoạn chạy và lắc đuôi để chỉ hướng và khoảng cách đến nguồn thức ăn. Nguồn thức ăn càng nhiều thì ong thợ lắc càng mạnh, khoảng cách càng xa thì thời gian lắc càng lâu.
Hết giai đoạn lắc ong sẽ rẽ phải quay lại điểm bắt đầu và tiếp tục chạy lại đoạn lắc, sau đó rẽ trái quay về điểm bắt đầu để kết thúc một vũ điệu.
Hướng bay chính là hướng lắc của ong thợ được xác định bằng phương góc so với mặt trời. Vì mắt ong có thể cảm nhận được chính xác vị trí, hướng của mặt trời nên việc định hướng bay của chúng khá dễ dàng.
Nếu nhiều con ong cùng nhảy lúc lắc, thì đó là 1 cuộc thi đấu để giành phần được chú ý của các con ong đang quan sát để theo sự chỉ dẫn của chúng, và các đấu thủ thậm chí còn phá điệu vũ của nhau hoặc tấn công nhau.
3.Thành phần dinh dưỡng của mật ong
Tùy vào mỗi loại mật ong mà tỷ trọng các thành phần dinh dưỡng trong mật ong là khác nhau. Tuy nhiên, các thành phần chính trong mật ong không đổi là: Fructose, glucose, nước, 6 loại vitamin (B2, B3, B6, B9, C) và 7 loại khoáng chất (Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm), và một loạt các hợp chất, khoáng chất khác như: chất chống oxi hóa….
Thành phần khoáng chất, vitamin trên mỗi loại cây, mỗi loại hoa là khác nhau do đó với mật ong do ong ăn từ các vườn hoa: hoa nhãn, hoa vải, hoa café…(thường gọi là mật ong đơn hoa) thì các loại vitamin khoáng chất này không phong phú bằng mật ong đa hoa (ong ăn nhiều loại hoa khác nhau – thường là mật ong rừng).
Dưới đây chỉ là bảng tham khảo các thành phần của của mật ong nói chung.
Thành phần dinh dưỡng trong mật ong bao gồm: nước không quá 21% ,đường khử không dưới 65%, đường sucroza không quá 5%, tro không quá 1%, axit tự do không quá 40ml đương lượng/kg, amylaza (diastaza) không dưới 3 độ Gothe, HMF không quá 40mg/kg.
4.Nuôi ong và các sản phẩm từ ong nuôi
Nuôi ong là một trong những ngành nghề chăn nuôi đang hot nhất hiện nay. Đầu tư vốn ít, nguồn nhân lực cũng không cần nhiều.
Có hai loại giống ong thường được lựa chọn: ong nội và ong Ý. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng: ong nội là ong có nguồn gốc trong nước, đem lại sản lượng mật thấp nhưng dễ nuôi ít dịch bệnh. Còn ong Ý có nguồn gốc từ nước ngoài cho sản lượng cao và nuôi theo số lượng lớn mang lại nguồn lợi nhuận cao.
Ở miền nam thời tiết nắng ấm và có hoa quanh năm nên việc nuôi ong khá dễ dàng tại các vườn trái cây hoa quả nên thường nuôi ong cố định.
Một số nơi như tây nguyên thì hoa nở theo mùa, do đó người dân lại nuôi ong theo phương thức du mục. Cứ đến mua hoa nào thì người nuôi sẽ di chuyển đàn ong đến địa điểm đó.
Khi nuôi ong, đàn ong nuôi thường gặp nhiều vấn đề như: bị phun thuốc sâu vườn hoa làm chết đàn ong. Hay cũng thường gặp những dịch bệnh hay gặp sâu bọ nên người nuôi cũng thường phải phun thuốc khử trùng, diệt sâu bệnh…
Mật ong: mật ong trong tổ sau khi đầy được người thợ nuôi ong đưa vào các máy quay ly tâm để “quay mật”. Mật sau khi lấy xong được rót vào chai và đem bán. Giá mật ong nuôi thường giao động từ 100k -200k/01 lít.
Phấn hoa: ở tổ ong nuôi thường được người nuôi ong đặt các tấm “lưới cản”. Tấm lưới cản này khi ong chui vào tổ sẽ làm rơi các phấn hoa đang bám vào chân và người của ong và rơi xuống khay đựng phía dưới. Người nuôi ong sẽ thu hoạch loại phấn hoa này đem bán.
Phấn hoa cũng chính là thực phẩm của đàn ong giống như mật, khi bị lấy hết phấn thì đến mùa rét hoặc mùa không có hoa, người nuôi ong thường phải cho ong ăn đường hoặc ăn lại phấn hoa đã thu hoạch.
Đây cũng chính là lý do vì sao mật ong nuôi thường ít phấn hoa và mật ong rừng thì có nhiều phấn hoa.
Sữa ong chúa: là dịch sữa ong thợ tiết ra để nuôi ấu trùng ong chúa. Biết được tập tính này của ong, người thợ nuôi ong làm giả khoang ấu trùng ong chúa và đặt vào đó ấu trùng ong khiến cho bầy ong thợ phải tiết sữa ong chúa để nuôi ấu trùng này. Khi dịch trong ống đầy người thợ lấy ra và thu hoạch. Khoang chứa ấu trung ong chúa có hình tròn khác với hình lục lăng của các ấu trùng ong thường.
5. Tác dụng của mật ong
Chúng tôi đã có bài viết cực kỳ chi tiết, tổng hợp 33 tác dụng của mật ong. Bạn hãy xem ngay nhé
6.Mật ong rừng khác mật ong nuôi thế nào?

Tổ mật ong rừng nguyên chất
Mật ong rừng và mật ong nuôi đều có công dụng chữa bệnh, làm đẹp như nhau. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên thì chất lượng và khoáng chất giữa mật ong rừng và mật ong nuôi hoàn toàn khác nhau.
Điều đầu tiên đó là ong rừng sống tự nhiên hoang dã, không cần sự can thiệp chăm sóc của con người, còn ong nuôi được người làm tổ, chăm sóc đưa đến nơi có mật. Thời gian khai thác của ong nuôi hàng năm bạn đều có mật, nhưng ong rừng chủ yếu từ tháng 4 – tháng 8.
Loại phấn hoa của ong rừng luôn đa dạng vì ong tự kiếm trong bán kính 2km, còn ong nuôi chỉ có duy nhất một loại phấn, ngoài ra phấn hoa của ong nuôi thường được người nuôi ong khai thác như đã nói ở trên. Chính điều này dẫn đến mùi thơm của mật ong rừng có mùi thơm đặc trưng của cỏ cây, núi rừng. Còn mùi thơm mật ong nuôi mỗi một chai lại có một mùi thơm khác nhau, không có mùi đặc trưng.
Uống mật ong rừng ta thấy được vị ngọt khé cổ và vị thơm của mật ong, còn mật ong nuôi có lúc thấy ngọt, lúc lại chua, lúc thì ngọt nhạt.
Mật ong nuôi có nguy cơ cao về việc bị nhiễm dư lượng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Trong khi mật ong rừng thì không.
Xem ngay để hiểu rõ hơn về mật ong rừng và nó khác mật ong nuôi như thế nào nhé
Lời khuyên tốt nhất vẫn nên sử dụng mật ong rừng bởi vị ngon, thơm của nó mang lại.
Mật Đại Ngàn đem đến cho các bạn một loại ong rừng được khai thác từ rừng quốc gia Pù mát, đảm bảo 100% nguyên chất. Mức giá chỉ 250 000 VNĐ/nửa lít.
Liên hệ 094.1717.456 để biết thêm chi tiết.